Mức lệ phí môn bài năm 2020
Mức đóng lệ phí môn bài là bao nhiêu năm 2020? Các chi nhánh, văn phòng
đại diện… có phải đóng lệ phí môn bài hay không thì bài viết hôm nay dịch vụ kếtoán CAF sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này.
Khái niệm và chức năng của văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện là đại diện
cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo uỷ quyền và bảo vệ các
quyền và lợi ích đó.
Văn phòng đại diện được lập ra
với chức năng sau:
- Thực hiện chức năng của một văn phòng liên lạc;
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới.
Ngoài ra, văn phòng đại diện
không được thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời nào khác. Văn phòng đại
diện không có quyền tự nhân danh mình ký kết hợp đồng riêng. Doanh nghiệp chịu
tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của văn phòng đại diện nên
việc hạch toán của văn phòng đại diện là phụ thuộc vào doanh nghiệp.
Như vậy, trong
trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập thêm đơn vị phụ thuộc chỉ với chức năng
hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng và đối tác không thực hiện chức
năng kinh doanh, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn thành lập văn phòng
đại diện để tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế phức tạp.
Ngoài ra, đối với các ngành
nghề dịch vụ không thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị như: du lịch, xây
dựng, tư vấn,….thì hình thức thành lập văn phòng đại diện tại các tỉnh khác là
một lựa chọn hợp lý.
Cần lưu ý khi tiến hành giao
dịch với văn phòng đại diện trong ký kết hợp đồng. Hợp đồng ký kết với văn
phòng đại diện là nhân danh cho doanh nghiệp, nên khi thảo luận và tiến hành ký
kết hợp đồng với văn phòng đại diện, bên đối tác cần yêu cầu phía văn phòng đại
diện xuất trình giấy ủy quyền hợp pháp từ phía doanh nghiệp. Nội dung của giấy
ủy quyền này phải liên quan trực tiếp đến hợp đồng ký kết để tránh phát sinh
tranh chấp gây thiệt hại về tài chính cũng như uy tín của các bên.
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
Thông báo về việc
thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp;
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện.
- Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/ thành phố nơi văn phòng đại diện đăng ký hoạt động.
Văn phòng đại diện có phải nộp Lệ phí môn bài
Văn phòng đại diện của doanh
nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ thì phải nộp
lệ phí môn bài.
Trường hợp Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa
dịch vụ thì không
phải nộp lệ phí môn bài.
Mức lệ phí môn bài đối với Văn phòng đại diện
(Theo điều 4 Thông tư
302/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ tài chính)
Mức thu lệ phí môn bài đối với
tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc
vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc
vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh
doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá
nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký
thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
Nếu thành lập, được cấp đăng ký
thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm (tức là từ 1/7)
thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả
năm (tức là chỉ phải nộp 1/2)
Dịch vụ kế toán CAF chúc các bạn thành công.
No Comment