Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế.
Nội dung của
Quyết định 345/QĐ-BTC gần như không thay đổi so với dự thảo đề án đã lấy ý kiến
công chúng vào tháng 4 năm 2019, cũng như những thông tin mà Deloitte đã chia
sẻ về đề án này tại các hội nghị dành cho công ty niêm yết trong thời gian qua.
Theo đó, lộ trình áp dụng IFRS
sẽ được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn tự nguyện từ năm 2022-2055 và giai đoạn
bắt buộc từ sau năm 2025. Đối tượng điều chỉnh chính của quyết định là “báo cáo
tài chính hợp nhất” của một số loại hình doanh nghiệp mà chủ yếu là doanh
nghiệp niêm yết, doanh nghiệp đại chúng có quy mô lớn, và doanh nghiệp Nhà nước
quy mô lớn hoặc có sử dụng vốn của các định chế tài chính quốc tế.
Quyết định 345 đánh dấu một
bước tiến lớn trên con đường chuyển đổi áp dụng IFRS tại Việt Nam. Quyết định
này sẽ được cộng đồng quốc tế xem như là một tuyên bố chính thức của Việt Nam
trong việc ủng hộ Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (hay còn gọi là IFRS)
không chỉ là một ngôn ngữ kế toán toàn cầu mà còn là ngôn ngữ kinh doanh quốc
tế, đồng thời đưa Việt Nam vào bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ có áp dụng
IFRS.
Không đơn thuần là câu chuyện về kế toán của riêng bộ phận kế toán
Quyết định 345 đặt ra yêu cầu
tuân thủ mới cho một số đối tượng doanh nghiệp trên thị trường. Không giống như
những yêu cầu tuân thủ khác thường không có nhiều lựa chọn cho doanh nghiệp để
thực hiện, Quyết định này cho phép doanh nghiệp lựa chọn cách thức và thời điểm
thực hiện việc chuyển đổi áp dụng báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS.
Dựa trên kinh nghiệm chuyển đổi
áp dụng IFRS của Deloitte trên các quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Malaysia,
Thai Lan và Indonesia…, chúng tôi cho rằng việc đảm bảo tuân thủ yêu cầu mới
này chắc chắn sẽ tác động đáng kể đến hoạt động của doanh nghiệp. Một dự án
chuyển đổi áp dụng IFRS thông thường sẽ rất khác nhau giữa các doanh nghiệp,
tùy thuộc vào ngành nghề hoạt động kinh doanh và tùy thuộc vào độ trưởng thành
trong quy trình lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đó cũng là
khác biệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và IFRS. Chúng tôi đo độ trưởng
thành này bằng việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo phương pháp thủ
công hay bằng hệ thống phần mềm ERP.
Chuyển đổi áp dụng IFRS không
đơn thuần là câu chuyện về kế toán của riêng bộ phận kế toán mà gần như sẽ tác
động đến tất cả bộ phận của doanh nghiệp, bao gồm nhân sự, tài chính, kế hoạch,
hệ thống công nghệ thông tin, thuế, quản lý rủi ro và các thủ tục kiểm soát.
Tùy thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp mà các tác động của Quyết định 345 có
thể ảnh hưởng đến cả ba yếu tố của một doanh nghiệp là con người, quy trình và
hệ thống của doanh nghiệp.
Doanh
nghiệp cần sớm đưa ra lựa chọn chuyển đổi
IFRS là một bộ chuẩn mực nguyên
tắc, theo đó chính sách kế toán theo IFRS là một sự lựa chọn. Các lựa chọn này
cung cấp cơ hội cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi áp dụng IFRS.
Các doanh nghiệp cần sớm đưa ra các lựa chọn của mình trong quá trình thực hiện
chuyển đổi áp dụng IFRS. Bằng việc thực hiện sớm quá trình này, doanh nghiệp có
thể thu hút được nhân tài trong lĩnh vực này (trước khi nó trở nên khan hiếm),
đồng thời, gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong cùng lĩnh vực. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận được thị trường vốn mới và quan
trọng hơn hết là có thể thực hiện quá trình này theo tốc độ mà mình mong muốn
và luôn đảm bảo tập trung đủ nguồn lực cho hoạt động chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng có thể cân
nhắc tích hợp dự án này với các dự án hiện tại của mình, ví dụ dự án triển khai
cập nhật hệ thống ERP, dự án tích hợp quá trình lập và trình bày báo cáo tài
chính, hoặc dự án đánh giá và cải tiến quy trình hoạt động kinh doanh. Đây chắc
chắn sẽ là một bài toán kinh tế cho tất cả doanh nghiệp khi chi phí tổng thể có
thể được quản lý tốt hơn.
Hiện tại, trong bối cảnh khủng
hoảng của đại dịch Covid-19, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đang phải gồng mình để
quản trị doanh nghiệp hiệu quả, vượt qua giai đoạn khủng hoảng tạm thời này.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi áp dụng IFRS là một quyết định mà theo tôi cần được
các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia, vì sự tác động sâu rộng đến các yếu tố con
người, quy trình và hệ thống của toàn doanh nghiệp.
Là công ty hàng đầu và tiên
phong trong lĩnh vực tư vấn chuyên ngành và kiểm toán cho mọi loại hình doanh
nghiệp, Deloitte Việt Nam đang và sẽ đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá
trình chuyển đổi áp dụng IFRS, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn
khó khăn hiện tại do ảnh hưởng nhất thời của dịch Covid-19 gây ra, đồng thời để
trợ giúp Doanh nghiệp và thị trường hoạt động một cách hiệu quả minh bạch
và công khai như thường lệ.
Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) – 0971 373 146
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ
Bài viết liên quan:
Khung trích khấu hao tài sản cố định mới nhất
Thời gian trích khấu hao tscd mới nhất
Dịch vụ kế toán tại Bình Dương
Dich vu ke toan tai binh duong
Dịch vụ kế toán uy tín tại Bình Dương
Dịch vụ lập báo cáo chuyển giá
Dịch vụ lập hồ sơ giao dịch liên kết
Chế độ kế toán theo thông tư 200
Chế độ kế toán theo thông tư 133
Kế toán doanh nghiệp thương mại
Chi phí thuê xe ô tô của cá nhân
Quy định về các khoản chi phí hợp lý
Quy định về chi phí tiền lương của giám đốc
chi phí tiền lương của giám đốc công ty tnhh 1 thành viên
Doanh thu chưa thực hiện là gì
Những dấu hiệu bất thường trên báo cáo tài chính
Chí phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
No Comment