Với khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày, lượng truy cập mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hiện tăng hơn 150% so với cùng kỳ năm trước.
Tại
Hội thảo "Giao dịch thương mại trên sàn thương mại điện tử và các vấn đề
pháp lý quan trọng" diễn ra ngày 10/11 ở TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn
Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết,
hàng loạt sàn giao dịch điện tử hình thành đã tạo động lực cho doanh nghiệp,
người tiêu dùng mua sắm và giao dịch nhiều hơn.
Theo thống kê, lượng truy cập mua sắm trên sàn thương mại điện tử
hiện tăng hơn 150% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng khách hàng truy cập các
sàn cũng tăng trưởng ấn tượng với khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày.
Số liệu từ Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020 cho thấy, doanh
thu thương mại điện tử B2C (hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, công ty tới
khách hàng) tại Việt Nam năm 2019 là 10,08 tỷ USD, chiếm 4,9% tổng mức bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước; 42% dân số tham gia mua sắm trực tuyến,
tỷ lệ tăng trưởng đạt 25%.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc top 3 khu
vực ASEAN, hoạt động giao dịch trên sàn thương mại điện tử đã và đang diễn ra
rất sôi động, cũng như phát triển vô cùng nhanh chóng.
Theo các chuyên gia, nhờ sự hỗ trợ từ thương mại điện tử, doanh
nghiệp được thuận lợi hóa, linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh, tăng khối
lượng khách hàng và trên hết là các doanh nghiệp được tiếp cận gần hơn với công
nghệ số 4.0.
Thay vì kinh doanh theo phương pháp truyền thống, doanh nghiệp đã
dần chuyển hướng, chú trọng xây dựng website, vận hành hệ thống kinh doanh qua
các công cụ trực tuyến như email, mạng xã hội... nhằm tiết kiệm thời gian và
đạt hiệu quả cao hơn. Đây là tín hiệu rất tốt, nhất là khi doanh nghiệp đang ở
trong giai đoạn khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19.
Sự
thay đổi thói quen của doanh nghiệp đã phản ánh một thực trạng khả quan về hoạt
động thương mại điện tử. Điều này tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của
thương mại điện tử, công nghệ trực tuyến trong tương lai.
Tuy vậy, muốn giao dịch qua công cụ thương mại điện tử được thực
hiện an toàn, đảm bảo quyền lợi của người cung cấp, người tiêu dùng, sàn giao
dịch..., những quy định pháp luật cần được xây dựng và được hướng dẫn để áp
dụng phù hợp với thực tế của thị trường.
Khảo sát từ thực tiễn cho thấy, hầu hết sàn thương mại điện tử chỉ
yêu cầu nhà cung cấp, người bán cung cấp những thông tin cơ bản khi giao kết và
thực hiện giao dịch trên môi trường điện tử.
Vì vậy, giao dịch thương mại điện tử phổ biến xuất hiện tình trạng
nhà cung cấp không xem trọng nghĩa vụ đối với hàng hóa, dịch vụ và các vi phạm
thường xuyên xảy ra, trong khi các sàn chưa có cơ chế thực tiễn để kiểm soát
việc tuân thủ quy định của nhà cung cấp đối với sàn.
Theo P.L
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) – 0971 373 146
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ
Bài viết liên quan:
Phí dịch vụ lập báo cáo chuyển giá tại Long An
Dịch vụ kiểm toán độc lập tại Ninh Thuận
Dịch vụ kiểm toán BCTC tại Bình Thuận
Dịch vụ kiểm toán tại Nha Trang tỉnh Khánh Hoà
Dịch vụ kiểm toán BCTC tại Đồng Nai
Dịch vụ kiểm toán độc lập tại Bình Phước
Dịch vụ kiểm toán tại Tây Ninh
Dịch vụ kiểm toán độc lập tại An Giang
Dịch vụ kiểm toán tại tỉnh Bến Tre
No Comment