Đôi khi, thất bại giúp bạn tiến xa hơn so với việc bạn đạt được thành công một cách quá dễ dàng.
Chúng ta
thường có xu hướng coi thất bại và thành công là hai thứ trái ngược nhau.
‘Thành công’ nghĩa
là bạn ở phe tốt, bạn đã hành động đúng đắn, bạn đạt được kỳ vọng mà mình đã
đặt ra.
‘Thất bại’ có
nghĩa là bạn ở phe xấu, bạn đã bỏ lỡ thời cơ, bạn đặt kỳ vọng vượt quá sức
mình.
Khi các bạn tiến
hành công việc gì đó với tư duy như vậy, tức là các bạn đã tự tròng mình vào
cái dây thòng lọng mang tên ‘thất bại không thể tránh khỏi’.
Điều quan trọng nhất cho việc
phát triển là đặt mục tiêu nằm ngoài vùng thoải mái của bản thân
Để có thể liên tục
nâng tầm bản thân trong một nghề nào đó, bạn phải đặt ra những mục tiêu khó
khăn. Đó chính là điều cốt yếu. Bạn phải hướng ra ngoài vùng thoải mái của mình
và căng hết sức ra để làm những thứ bạn vẫn chưa thể làm nổi. Về việc này thì
tôi có một câu như sau : "Nếu bạn biết rõ được mình đang làm gì, tức là
bạn vẫn chưa cố gắng hết sức."
Tuy nhiên, để có
thể thực sự đặt ra những mục tiêu ở ngoài vùng thoải mái, bạn phải hiểu và chấp
nhận một thực tế rằng, bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ không đạt được mục tiêu sau lần
đầu tiên, hoặc thứ hai, hay lần thứ ba. Bạn sẽ ngã dập mặt một cách cực kỳ
chóng vánh. Bạn sẽ phạm sai lầm và đường đến đích không bao giờ là con đường
bằng phẳng tít tắp.
Tuy vậy,
"thất bại" trong việc đạt được những kỳ vọng mà bạn tự đặt ra khi
hướng ra ngoài vùng thoải mái thực sự giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu hơn so
với việc bạn "thành công" điều gì đó một cách dễ dàng, một điều gì đó
trong tầm tay.
Do đó, “Thành
công”, theo nghĩa này, hóa ra lại là bất lợi. "Thất bại" mới là chiến
thắng thực sự.
Mỗi thất bại đều ẩn chứa trong
nó một bài học
Vấn đề mà rất nhiều người gặp phải, và cũng là lý do tại sao rất ít người có
thể tiến xa hơn trong cuộc sống và sự nghiệp, là vì họ sợ thất bại. Việc đặt ra
một mục tiêu hợp lý, đạt được nó rồi chìm trong những tiếng vỗ tay, cổ vũ và
những cú vỗ nhẹ vào lưng từ những người xung quanh thì dễ dàng hơn rất nhiều so
với việc nhắm đến một mục tiêu khó khăn, không đạt được nó, nhưng học được
nhiều nhiều thứ hơn trong quá trình này.
Điều này dẫn đến
một sự khác biệt giữa những người ‘trông có vẻ thành công’ và ‘hiểu biết thật
sự’.
Nhiều người sẽ đặt
mục tiêu dưới tầm và thế là ‘trông có vẻ thành công’ hơn so với việc đặt mục
tiêu lớn, ‘trông có vẻ thất bại’, nhưng bên dưới lớp vỏ đó lại chứa đựng một
lượng kiến thức công việc và cuộc sống phong phú vô cùng.
Nếu bạn nhìn nhận
hành trình của riêng mình theo lăng kính ‘thành công - thất bại’, bạn đã thất
bại sẵn rồi. Bạn đã không còn bước đi trên con đường đó nữa. Bạn quan tâm hơn
nhiều đến việc tạo vẻ ngoài thành công hơn là thực sự có được những kiến thức
trong lĩnh vực mình theo đuổi - những kiến thức mà chỉ có thể đạt được thông
qua những thất bại.
Những người thực
sự thành công, những nhà cách tân, những thiên tài sáng tạo, những huyền thoại
đều có điểm chung này. Họ chẳng quan tâm đến việc biểu lộ ra mình thành công
hay không thành công. Họ chỉ quan tâm đến kiến thức về nghề nghiệp của mình, và
sẵn sàng tốn bao lâu thì tốn để đạt được nó.
Bạn không thể khám
phá thêm được bất cứ điều gì mới mà không gặp thất bại. Bạn không thể khai phá
ra những cách khác nhau để làm những thứ khác nhau mà không thất bại.
Bạn không thể tạo
dựng lên được một con người mới từ chính mình mà không trải qua sự lạc lối, bị
bầm dập, mất phương hướng, rồi trở lại, và chia sẻ những gì mình đã phát hiện
ra.
Thực chất, thất
bại không tồn tại. Nó chỉ tồn tại cho những người quá quan tâm hơn đến việc tạo
ra lớp vỏ có vẻ thành công hào nhoáng.
No Comment