THÔNG TƯ 68/2019/TT-BTC QUY ĐỊNH VỀ HÓA
ĐƠN ĐIỆN TỬ
Thông tư 68/2019/TT-BTCquy định về hóa đơn điện tử mới nhất của Bộ tài Chính, ban hành ngày 30/9/2019,
hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng
hóa, cung cấp dịch vụ. Có hiệu lực từ ngày 14/11/2019.
Căn cứ Luật tổ chức Chính
phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quản lý thuế
ngày 29 tháng 11 năm 2006 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
quản lý thuế;
Căn cứ Luật thuế giá trị
gia tăng ngày 03 tháng 6 năm 2008 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế giá trị gia tăng;
Căn cứ Luật kế toán ngày
20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật giao dịch
điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật công nghệ
thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số
119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện
tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
Căn cứ Nghị định số
87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng
cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018
của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
như sau:
CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định
tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định
về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây gọi là Nghị định
số 119/2018/NĐ-CP) bao gồm: nội dung hóa đơn điện tử, thời điểm lập hóa đơn
điện tử, định dạng hóa đơn điện tử, áp dụng hóa đơn điện tử, cung cấp dịch vụ
hóa đơn điện tử, quản lý sử dụng hóa đơn điện tử, xây dựng quản lý cơ sở dữ
liệu hóa đơn điện tử và tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
1. Tổ chức, doanh
nghiệp, hộ, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
a) Doanh nghiệp được
thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật các tổ chức
tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật dầu khí và các văn
bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách
nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
b) Đơn vị sự nghiệp công
lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
c) Tổ chức được thành
lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
d) Tổ chức khác;
đ) Hộ, cá nhân kinh
doanh.
2. Tổ chức, cá nhân mua
hàng hóa, dịch vụ.
3. Tổ chức cung cấp dịch
vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; tổ chức
cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ
khác liên quan đến hóa đơn điện tử.
4. Cơ quan quản lý thuế
các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, đăng ký và sử
dụng hoá đơn.
Điều 3. Nội dung của hóa
đơn điện tử
1. Nội dung của hóa đơn
điện tử:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu
hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn
a.1) Tên hóa đơn là tên
của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 5 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP được thể
hiện trên mỗi hóa đơn, như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, PHIẾU
XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN ĐIỆN TỬ, TEM, VÉ, THẺ…
a.2) Ký hiệu mẫu số hóa
đơn Ký hiệu mẫu số hóa đơn là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên
1, 2, 3, 4 để phản ánh loại hóa đơn như sau:
– Số 1: Phản ánh loại
Hóa đơn giá trị gia tăng.
– Số 2: Phản ánh loại
Hóa đơn bán hàng.
– Số 3: Phản ánh loại
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
– Số 4: Phản ánh các
loại hóa đơn khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử
hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử
theo quy định tại Điều này.
a.3) Ký hiệu hóa đơn Ký
hiệu hóa đơn là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn
để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn
không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự
này được quy định như sau:
– Ký tự đầu tiên là một
(01) chữ cái được quy định là C hoặc K để thể hiện hóa đơn điện tử loại có mã
của cơ quan thuế hoặc loại không có mã của cơ quan thuế trong đó: C thể hiện
hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã
của cơ quan thuế.
– Hai ký tự tiếp theo là
2 chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số
cuối của năm dương lịch.
Ví dụ: Năm lập hóa đơn
điện tử là năm 2019 thì thể hiện là số 19; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2021
thì thể hiện là số 21.
– Một ký tự tiếp theo là
một (01) chữ cái được quy định là T hoặc D hoặc L hoặc M thể hiện loại hóa đơn
điện tử được sử dụng, cụ thể:
+ Chữ T: Áp dụng đối với
hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử
dụng với cơ quan thuế.
+ Chữ D: Áp dụng đối với
hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh
nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng.
+ Chữ L: Áp dụng đối với
hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.
+ Chữ M: Áp dụng đối với
hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền.
– Hai ký tự cuối là chữ
viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý, trường hợp không có
nhu cầu quản lý thì để là YY.
– Tại bản thể hiện, ký
hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn được thể hiện ở phía trên bên phải của
hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết).
– Ví dụ thể hiện các ký
tự của ký hiệu mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn:
+ “1C21TAA” – là hóa đơn
giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2021 và là hóa đơn điện tử
do doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan
thuế.
+ “2C21TBB” – là hóa đơn
bán hàng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2021 và là hóa đơn điện tử do
doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh ký sử dụng với cơ quan thuế.
+ “1C22LBB” – là hóa đơn
giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử
của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.
+ “1K22TYY” – là hóa đơn
giá trị gia tăng loại không có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa
đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
+ “1K22DAA” – là hóa đơn
giá trị gia tăng loại không có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa
đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức bắt buộc do các
doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng.
+ “3K22TAB” – là phiếu
xuất kho kiêm vận chuyển điện tử loại không có mã của cơ quan thuế được lập năm
2022 và là chứng từ điện tử có nội dung của hóa đơn điện tử do doanh nghiệp
đăng ký với cơ quan thuế.
a.4) Số hóa đơn – Số hóa
đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa
đơn được ghi bằng chữ số Ả-rập có tối đa 8 chữ số, bắt đầu từ số 1 vào ngày
01/01 hoặc ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm có
tối đa đến số 99 999 999. Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến
số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn.
– Trường hợp số hóa đơn
không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải
đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử
dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.
b) Tên, địa chỉ, mã số
thuế của người bán Trên hóa đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của
người bán theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng
ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư.
c) Tên, địa chỉ, mã số
thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế)
c.1) Trường hợp người
mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người
mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ
kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư.
c.2) Trường hợp người
mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người
mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu
dùng là cá nhân quy định tại Khoản 3 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể
hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho
khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể
được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc
tịch của khách hàng nước ngoài.
d) Tên, đơn vị tính, số
lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng,
thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng
loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã
có thuế giá trị gia tăng.
d.1) Tên, đơn vị tính,
số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ
– Tên hàng hóa, dịch vụ:
Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp
bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết
đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…). Trường hợp
hàng hóa phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì trên hóa đơn phải thể
hiện các số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có
yêu cầu (ví dụ: Số khung, số máy của ô tô, mô tô, địa chỉ, cấp nhà, chiều dài,
chiều rộng, số tầng của một ngôi nhà…). Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như
điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ công nghệ thông
tin, bảo hiểm được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ
cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước
ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt
và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ được giao
dịch có quy định về mã hàng hóa, dịch vụ thì trên hóa đơn phải ghi cả tên và mã
hàng hóa, dịch vụ.
– Đơn vị tính: Người bán
căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa để xác định tên đơn vị tính của
hàng hóa thể hiện trên hóa đơn theo đơn vị tính là đơn vị đo lường (ví dụ như:
tấn, tạ, yến, kg, g, mg hoặc lượng, lạng, cái, con, chiếc, hộp, can, thùng,
bao, gói, tuýp, m3 , m2 , m…). Đối với dịch vụ thì đơn vị tính xác định theo
từng lần cung cấp dịch vụ và nội dung dịch vụ cung cấp.
– Số lượng hàng hóa,
dịch vụ: Người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả-rập căn cứ theo đơn vị tính nêu
trên.
– Đơn giá hàng hóa, dịch
vụ: Người bán ghi đơn giá hàng hóa, dịch vụ theo đơn vị tính nêu trên.
d.2) Thuế suất thuế giá
trị gia tăng: Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế
suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy
định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
d.3) Thành tiền chưa có
thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế
suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá
trị gia tăng được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả-rập, trừ trường hợp
bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì thể hiện theo
nguyên tệ. Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn được thể hiện bằng đồng Việt
Nam theo chữ số Ả rập và bằng chữ tiếng Việt, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại
tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì tổng số tiền thanh toán thể hiện
bằng nguyên tệ và bằng chữ tiếng nước ngoài. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp
dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo
quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến
mại trên hóa đơn điện tử. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành
tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương
mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật
thuế giá trị gia tăng.
đ) Chữ ký số, chữ ký
điện tử của người bán và người mua
– Trường hợp người bán
là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số
của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký
số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
– Trường hợp người mua
là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp
ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người
bán lập thì người mua ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
– Trường hợp hóa đơn
điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và
người mua thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
e) Thời điểm lập hóa đơn
điện tử Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số,
ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ:
ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.
g) Mã của cơ quan thuế
đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Khoản 5 Điều 3
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
h) Phí, lệ phí thuộc
ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo hướng dẫn
tại điểm d.3 khoản này và các nội dung khác liên quan (nếu có).
2. Chữ viết, chữ số và
đồng tiền thể hiện trên hóa đơn điện tử
a) Chữ viết hiển thị
trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước
ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt
và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng
Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn
tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
b) Chữ số hiển thị trên
hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn:
sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm
(.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số
hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số
hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau
chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
c) Đồng tiền ghi trên
hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
– Trường hợp nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại
hối, thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại
thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được
ghi bằng nguyên tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá nguyên tệ
với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn
bản hướng dẫn thi hành.
– Mã ký hiệu ngoại tệ
theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD – Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ
và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000 EUR- Năm nghìn euro).
– Trường hợp bán hàng
hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được
nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn thể
hiện theo nguyên tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.
3. Một số trường hợp hóa
đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung
a) Trên hóa đơn điện tử
không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp
lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước
ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa
thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử
trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện
tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.
b) Đối với hóa đơn điện
tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không
kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế
người mua.
c) Đối với hóa đơn điện
tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết
phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số
hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua;
chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Người
bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu
cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh theo quy định và đảm bảo có thể tra
cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
d) Đối với hóa đơn điện
tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký điện tử,
chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ
quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế,
thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh
giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
đ) Đối với chứng từ điện
tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử
được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được
xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu
hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia
tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số, chữ ký điện tử người bán.
Trường hợp tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức không kinh doanh mua dịch vụ vận tải
hàng không thì chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và
hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho các cá nhân của
tổ chức kinh doanh, cá nhân của tổ chức không kinh doanh thì không được xác
định là hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không
hoặc đại lý phải lập hóa đơn điện tử có đầy đủ các nội dung theo quy định giao
cho tổ chức có cá nhân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không.
e) Đối với hóa đơn của
hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ
theo hợp đồng thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng,
đơn giá.
g) Đối với Phiếu xuất
kho kiêm vận chuyển điện tử thì trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử
không thể hiện các tiêu thức người mua mà thể hiện tên người vận chuyển, phương
tiện vận chuyển, địa chỉ kho xuất hàng, địa chỉ kho nhập hàng; không thể hiện
tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.
h) Hóa đơn sử dụng cho
thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp
hội vận tải hàng không quốc tế thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có các
chỉ tiêu: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của
người mua, chữ ký điện tử của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
4. Nội dung khác trên
hóa đơn điện tử
a) Ngoài nội dung khác
theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 3 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá
nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện
nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. T y theo đặc điểm,
tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin
về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.
b) Đối với Phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển điện tử trên phiếu thể hiện các thông tin liên quan lệnh điều
động nội bộ, người nhận hàng, người xuất hàng, địa chỉ kho xuất, địa chỉ kho
nhận; phương tiện vận chuyển cụ thể:
– Tên người xuất hàng,
Lệnh điều động nội bộ.
– Địa chỉ kho xuất hàng,
tên người vận chuyển và phương tiện vận chuyển.
– Tên người nhận hàng.
– Địa chỉ kho nhận hàng.
5. Mẫu hiển thị của một
số loại hóa đơn kèm theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này có tính
chất tham khảo.
6. Đối với hoá đơn giá
trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ
Tài chính tại Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính quy
định về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh.
Điều 4. Thời điểm lập
hóa đơn điện tử
1. Thời điểm lập hóa đơn
điện tử đối với bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần hoặc
bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được xác định theo quy định tại Khoản
1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Thời điểm lập hóa đơn
điện tử đối với các trường hợp khác được hướng dẫn như sau:
a) Thời điểm lập hóa đơn
điện tử đối với hoạt động cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ
truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định thực hiện
chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu
thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ
viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin. Kỳ quy ước để làm căn cứ
tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp
dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin với người mua.
b) Thời điểm lập hóa đơn
điện tử đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình,
hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt
đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
c) Đối với tổ chức kinh
doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng:
c.1) Trường hợp chưa
chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ
thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa
đơn điện tử là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
c.2) Trường hợp đã
chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn điện tử thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
d) Thời điểm lập hóa đơn
điện tử đối với các trường hợp mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website
và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế chậm nhất không
quá năm (5) ngày kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ
thống website và hệ thống thương mại điện tử.
3. Đối với hoạt động tìm
kiếm thăm dò, khai thác dầu thô, condensate và khí thiên nhiên, khí đồng hành,
khí than, thời điểm lập hoá đơn bán dầu thô, condensate, khí thiên nhiên, dầu
khí chế biến căn cứ quy định khoản 1, khoản 3 Điều 7 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Điều 5. Định dạng hóa
đơn điện tử
1. Định dạng hóa đơn
điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các
trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định
dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết
tắt của cụm từ tiếng Anh “eXtensible Markup Language” được tạo ra với mục đích
chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).
2. Định dạng hóa đơn
điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hoá đơn điện tử
và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan
thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
3. Tổng cục Thuế xây
dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hoá đơn điện tử, thành phần
chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của hoá đơn
điện tử theo quy định tại Thông tư này .
4. Tổ chức, doanh nghiệp
bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế bằng hình
thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Kết nối với Tổng cục
Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền
chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5
Mbps.
b) Sử dụng dịch vụ Web
(Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
c) Sử dụng giao thức
SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
5. Hóa đơn điện tử phải
được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo không dẫn tới
cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
Điều 6. Áp dụng hóa đơn
điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
1. Các trường hợp sử
dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn không có mã của cơ
quan thuế thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều 12
của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử
không có mã của cơ quan thuế theo khoản 2 Điều 12 của Nghị định số
119/2018/NĐ-CP thì các lĩnh vực điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận
tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài
chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu
thị; thương mại được xác định theo ngành kinh tế cấp 4 theo Danh mục hệ thống
ngành kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày
7/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đối với hoạt động kinh doanh thương
mại điện tử được xác định theo mã ngành bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua
internet; kinh doanh siêu thị được xác định theo mã ngành bán lẻ trong siêu
thị, trong cửa hàng tiện lợi; kinh doanh thương mại được xác định theo các mã
ngành bán buôn, bán lẻ các mặt hàng.
2. Các trường hợp sử
dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có
kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế gồm:
a) Doanh nghiệp, tổ chức
nêu tại khoản 1 Điều này đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử kết nối từ máy tính
tiền.
b) Hộ, cá nhân kinh
doanh quy định tại khoản 5 Điều 12 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
3. Việc áp dụng hóa đơn
điện tử đối với các trường hợp rủi ro cao về thuế được thực hiện như sau:
a) Người bán hàng hoá,
cung cấp dịch vụ thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế quy định tại điểm b khoản
này thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, không phân biệt giá trị
từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
b) Doanh nghiệp thuộc
loại rủi ro cao về thuế là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có
một trong các dấu hiệu sau:
b.1) Không có quyền sở
hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất sau: nhà máy; xưởng sản xuất;
kho hàng; phương tiện vận tải; cửa hàng và các cơ sở vật chất khác.
b.2) Doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi.
b.3) Doanh nghiệp có
giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống
rửa tiền.
b.4) Doanh nghiệp có
doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà
chủ các doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột hoặc
quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ trọng trên 50% trên tổng doanh thu kinh
doanh trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm quyết toán.
b.5) Doanh nghiệp không
thực hiện kê khai thuế theo quy định: Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ
khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ
ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh; nghỉ kinh
doanh quá thời hạn đã thông báo tạm nghỉ kinh doanh với cơ quan thuế và cơ quan
thuế kiểm tra xác nhận doanh nghiệp có sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai
thuế; không c n hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh và không
khai báo với cơ quan thuế hoặc cơ quan thuế kiểm tra không xác định được nơi
đăng ký thường trú, tạm trú của người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp.
b.6) Doanh nghiệp đang
sử dụng hóa đơn điện tử có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh từ 2 lần trở lên
trong vòng 12 tháng mà không khai báo theo quy định hoặc không kê khai, nộp
thuế ở nơi đăng ký mới theo quy định.
b.7) Doanh nghiệp đang
mua hóa đơn của cơ quan thuế (thực hiện Quyết định“về việc doanh nghiệp có rủi
ro cao chuyển sang sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế” ) được cơ quan thuế Thông
báo chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
b.8) Trong thời gian 01
năm tính đến thời điểm đánh giá:
– Doanh nghiệp bị cơ
quan thuế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn liên quan
đến hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn dẫn đến
trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế và bị xử
phạt từ 20 triệu đồng trở lên;
– Doanh nghiệp bị cơ
quan thuế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn 02 lần/năm
với tổng số tiền phạt 8 triệu đồng trở lên;
– Doanh nghiệp bị cơ
quan thuế ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn từ 03
lần/năm.
c) Tổng cục Thuế có
trách nhiệm xây dựng tiêu chí rủi ro trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban
hành theo thẩm quyền; xây dựng quy trình nghiệp vụ và hệ thống ứng dụng công
nghệ thông tin áp dụng thống nhất trong toàn quốc nhằm đánh giá xác định các
trường hợp có dấu hiệu rủi ro trong việc phát hành và sử dụng hóa đơn.
d) Cơ quan thuế quản lý
trực tiếp (Cục thuế, Chi cục thuế) có trách nhiệm thông báo cho doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế thuộc loại rủi ro cao về thuế (thông báo theo Mẫu số 07 Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) chuyển sang sử dụng hóa đơn điện
tử có mã của cơ quan thuế.
đ) Doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế có sử dụng hóa đơn điện tử thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thực
hiện áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trong 12 tháng hoạt động
liên tục. Sau thời gian 12 tháng, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc trường
hợp rủi ro nếu được cơ quan thuế qua rà soát xác định không rủi ro, đáp ứng
được điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử không mã, và có đề nghị sử dụng hóa đơn
điện tử không có mã thì thực hiện đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử không có mã
của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
4. Hướng dẫn việc cấp và
khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ
quan thuế theo từng lần phát sinh.
a) Loại hóa đơn cấp theo
từng lần phát sinh
a.1) Cấp hóa đơn điện tử
có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng trong các
trường hợp:
– Hộ, cá nhân kinh doanh
theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP;
– Tổ chức không kinh
doanh nhưng có phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
– Doanh nghiệp sau khi
đã giải thể, phá sản, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài
sản cần có hoá đơn để giao cho người mua;
– Doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo
phương pháp trực tiếp thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh
doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh
thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động
kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký
trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng
chế bằng biện pháp thông báo không được sử dụng hóa đơn điện tử.
a.2) Cấp hóa đơn điện tử
có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn giá trị gia tăng
trong các trường hợp:
– Doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp
khấu trừ thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh
doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh
thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua;
+ Tạm ngừng hoạt động
kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký
trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Bị cơ quan thuế cưỡng
chế bằng biện pháp thông báo không được sử dụng hóa đơn hóa đơn điện tử;
– Tổ chức, cơ quan nhà
nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá
trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
b) Doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp được cấp hóa đơn
điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh gửi đơn đề nghị cấp hóa
đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP đến cơ quan thuế và truy cập vào hệ thống lập hóa
đơn điện tử của cơ quan thuế để lập hóa đơn điện tử. Sau khi doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân đã khai, nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật thuế giá trị
gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, phí khác
(nếu có), cơ quan thuế cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử do doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân lập. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự chịu trách
nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn điện tử theo từng lần
phát sinh được cơ quan thuế cấp mã.
c) Xác định cơ quan thuế
cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh.
c.1) Đối với tổ chức,
doanh nghiệp: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký mã
số thuế hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành
lập hoặc nơi phát sinh việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
c.2) Đối với hộ, cá nhân
kinh doanh:
– Đối với hộ, cá nhân
kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định: Hộ, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đề
nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh tại Chi
cục Thuế quản lý nơi hộ, cá nhân kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.
– Đối với hộ, cá nhân
kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định: Hộ, cá nhân kinh doanh nộp hồ
sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh
tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú hoặc nơi hộ, cá nhân đăng ký kinh doanh.
5. Việc áp dụng hóa đơn
điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử đối với một số trường hợp cụ
thể theo yêu cầu quản lý được hướng dẫn như sau:
a) Trường hợp nhận nhập
khẩu hàng hóa uỷ thác, nếu cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy thác đã nộp thuế
giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thì sử dụng hóa đơn điện tử khi trả hàng cho
cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu. Nếu chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu
nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, cơ sở nhận ủy thác lập phiếu
xuất kho kiêm vận chuyển điện tử theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa
trên thị trường.
b) Trường hợp uỷ thác
xuất khẩu hàng hóa:
– Khi xuất hàng giao cho
cơ sở nhận uỷ thác, cơ sở có hàng hóa uỷ thác xuất khẩu sử dụng Phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển điện tử.
– Khi hàng hóa đã thực
xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu,
xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác
xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa uỷ thác xuất khẩu lập hóa đơn điện tử giá trị gia
tăng để kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán
hàng. Cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc
hóa đơn điện tử bán hàng để xuất cho khách hàng nước ngoài.
c) Cơ sở kinh có hàng
hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu
hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán
hàng điện tử. Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ
tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử theo quy
định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục
cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán
hàng cho hàng hóa xuất khẩu.
d) Tổ chức kinh doanh kê
khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng
hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa
phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển
giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm
đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh
và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn,
chứng từ như sau:
– Sử dụng hóa đơn điện
tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia
tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;
– Sử dụng Phiếu xuất kho
kiêm vận chuyển điện tử đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý. Trường hợp
các đơn vị phụ thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực
hiện kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, có thu mua
hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ
sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị phụ thuộc sử dụng Phiếu
xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, không sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia
tăng.
đ) Tổ chức, cá nhân xuất
hàng hóa bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử theo quy
định, khi bán hàng lập hóa đơn điện tử theo quy định.
e) Trường hợp góp vốn
bằng tài sản của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam để thành lập doanh
nghiệp thì không phải lập hóa đơn mà sử dụng các chứng từ biên bản chứng nhận
góp vốn, biên bản giao nhận tài sản, biên bản định giá tài sản kèm theo bộ hồ
sơ về nguồn gốc tài sản.
g) Trường hợp điều
chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức;
tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp thì tổ chức có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài
sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải lập hóa đơn.
h) Trường hợp tài sản
điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên
có tư cách pháp nhân đầy đủ trong c ng một tổ chức, thì tổ chức có tài sản điều
chuyển phải lập hóa đơn điện tử như bán hàng hóa.
Điều 7. Cung cấp dịch vụ
hóa đơn điện tử
1. Việc cung cấp dịch vụ
hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền thực hiện theo quy định
tại Điều 13 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Đối với các trường
hợp quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 13 của Nghị định số
119/2018/NĐ-CP, Tổng cục Thuế báo cáo Bộ Tài chính xem xét quyết định.
CHƯƠNG II: QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Mục 1. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ MÃ CỦA CƠ QUAN THUẾ
Điều 8. Đăng ký sử dụng
hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Việc đăng ký sử dụng
hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị
định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Cổng thông tin điện
tử của Tổng cục Thuế gửi các thông báo theo quy định tại Điều 14 Nghị định số
119/2018/NĐ-CP tới doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân
kinh doanh qua địa chỉ thư điện tử đã được đăng ký với cơ quan thuế.
3. Việc hủy hóa đơn giấy
còn tồn chưa sử dụng (nếu có) và ngừng sử dụng hóa đơn đã thông báo phát hành
thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010
và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định
về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
Điều 9. Ngừng sử dụng
hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
1. Cơ quan thuế ngừng
cấp mã hóa đơn điện tử trong các trường hợp sau:
a) Các trường hợp quy
định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP;
b) Các trường hợp quy
định tại điểm đ khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP như sau:
– Trường hợp có hành vi
sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế để bán hàng nhập lậu, hàng cấm,
hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và
thông báo cho cơ quan thuế;
– Trường hợp có hành vi
lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế phục vụ mục đích bán khống hàng hóa,
cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng
phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
– Trường hợp cơ quan
đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm
ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp
không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Căn cứ kết quả
thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập nhằm
mục đích mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp
pháp hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy
định đồng thời cơ quan thuế ban hành quyết định thông báo ngừng sử dụng hóa đơn
điện tử có mã của cơ quan thuế.
2. Việc tiếp tục sử dụng
hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,
tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh nêu tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo
quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
3. Trường hợp doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tạm ngừng kinh
doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký
trước ngày cơ quan thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh thì sử dụng hóa đơn
điện tử theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
Điều 10. Lập, cấp mã và
gửi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế Việc lập, cấp mã và gửi hóa đơn điện
tử có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số
119/2018/NĐ-CP.
Điều 11. Xử lý hóa đơn
điện tử có sai sót sau khi cấp mã
1. Trường hợp người bán
phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai
sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có mã
đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ
quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.
Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên
hệ thống của cơ quan thuế.
2. Trường hợp hóa đơn
điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót thì xử
lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót
về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác
không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót
và thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và không phải lập lại hóa đơn;
b) Trường hợp có sai về
mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng
hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua
lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán thực hiện thông báo với cơ
quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
về việc hủy hoá đơn điện tử và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa
đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót. Sau khi nhận được thông báo, cơ quan
thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống
của cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã được cấp mã
có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa
đơn…số hóa đơn…, ngày… tháng… năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn
điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cơ
quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới.
3. Trường hợp cơ quan
thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót thì cơ quan thuế thông
báo cho người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số
119/2018/NĐ-CP để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 02 ngày kể từ
ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ
quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới,
ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn điện tử mới thay thế hóa
đơn điện tử đã lập để gửi cho người mua theo hướng dẫn tại khoản 1 hoặc khoản 2
Điều này. Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp
tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã được cấp mã để người bán
thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.
4. Cơ quan thuế thông
báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP cho người bán. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá
trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
Điều 12. Xử lý sự cố
1. Trường hợp hệ thống
cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố, Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ
thuật chuyển sang hệ thống dự ph ng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông
tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên.
2. Trường hợp do lỗi hệ
thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì tổ chức
cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có trách nhiệm thông báo cho người bán được
biết, phối hợp với Tổng cục Thuế để được hỗ trợ kịp thời. Tổ chức cung cấp dịch
vụ hóa đơn điện tử phải khắc phục nhanh nhất sự cố, có biện pháp hỗ trợ người
bán lập hóa đơn điện tử để gửi cơ quan thuế cấp mã trong thời gian ngắn nhất.
3. Trường hợp người bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng
gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì
thông báo với cơ quan thuế để hỗ trợ xử lý sự cố. Trong thời gian xử lý sự cố
người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã
của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ
quan thuế.
Mục 2. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHÔNG CÓ MÃ CỦA CƠ QUAN
THUẾ
Điều 13. Đăng ký sử dụng
hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
1. Việc đăng ký sử dụng
hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại Điều
20 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Cổng thông tin điện
tử của Tổng cục Thuế gửi các thông báo theo quy định tại Điều 20 Nghị định số
119/2018/NĐ-CP tới doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân
kinh doanh qua địa chỉ thư điện tử đã được đăng ký với cơ quan thuế.
3. Việc hủy hóa đơn giấy
c n tồn chưa sử dụng (nếu có) và ngừng sử dụng hóa đơn đã thông báo phát hành
thực hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010
và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định
về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
4. Doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế thuộc trường hợp chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan
thuế thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy
định tại Điều 14 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Điều 14. Lập và gửi hóa
đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đến người mua Việc lập và gửi hóa đơn
điện tử không có mã của cơ quan thuế đến người mua được thực hiện theo quy định
tại Điều 21 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Điều 15. Ngừng sử dụng
hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
1. Người bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các trường hợp nêu tại
Khoản 1 Điều 9 Thông tư này không lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan
thuế để giao cho người mua.
2. Việc tiếp tục sử dụng
hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thực hiện theo quy định tại Khoản
2 Điều 22 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
Điều 16. Chuyển dữ liệu
hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế
1. Người bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có trách
nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin
điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch
vụ hóa đơn điện tử).
2. Phương thức và thời
điểm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
a) Phương thức chuyển dữ
liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (theo Phụ lục 2
ban hành kèm theo Thông tư này) cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia
tăng áp dụng đối với các trường hợp sau:
– Cung cấp dịch vụ thuộc
lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng
không.
– Bán hàng hóa là điện,
nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng.
– Bán hàng hóa, cung cấp
dịch vụ đến người tiêu dùng là cá nhân mà trên hóa đơn không nhất thiết phải có
tên, địa chỉ người mua theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
– Riêng đối với trường
hợp bán xăng dầu đến người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh thì người bán
tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng là cá nhân
không kinh doanh trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp
dữ liệu hóa đơn điện tử. Người bán lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh trong tháng/quý (tính từ ngày đầu của
tháng, quý đến ngày cuối cùng của tháng, quý) theo Phụ lục số 2 ban hành kèm
theo Thông tư này để gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá
trị gia tăng theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi
hành. Trường hợp phát sinh số lượng hóa đơn lớn thì người bán lập nhiều bảng
tổng hợp dữ liệu, trên mỗi bảng thể hiện số thứ tự của bảng tổng hợp trong kỳ
tổng hợp dữ liệu. Sau thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện đến cơ quan thuế,
người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung trong trường hợp
gửi thiếu dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu
hóa đơn đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi thông tin điều chỉnh
cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp.
b) Phương thức chuyển
đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch
vụ không thuộc quy định tại điểm a khoản này. Người bán sau khi lập đầy đủ các
nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ
quan thuế.
3. Người bán thực hiện
chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu theo quy
định tại Điều 5 Thông tư này và hướng dẫn của Tổng cục Thuế bằng hình thức gửi
trực tiếp (đối với trường hợp đáp ứng yêu cầu về chuẩn kết nối dữ liệu) hoặc
gửi thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
a) Hình thức gửi trực
tiếp
– Tổng cục Thuế lựa chọn
các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn số lượng lớn, có hệ thống công nghệ thông tin
đáp ứng yêu cầu về định dạng chuẩn dữ liệu và quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông
tư này, có nhu cầu chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo hình thức gửi trực tiếp
đến cơ quan thuế để thông báo về việc kết nối kỹ thuật để chuyển dữ liệu hóa
đơn.
– Trường hợp doanh
nghiệp, tổ chức kinh doanh có tổ chức mô hình Công ty mẹ – con, có xây dựng hệ
thống quản lý dữ liệu hóa đơn tập trung tại Công ty mẹ và có nhu cầu Công ty mẹ
chuyển toàn bộ dữ liệu hóa đơn điện tử bao gồm cả dữ liệu của các công ty con
đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì gửi kèm theo
danh sách công ty con đến Tổng cục Thuế để thực hiện kết nối kỹ thuật.
b) Hình thức gửi thông
qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
khác không thuộc trường hợp nêu tại điểm a khoản này thực hiện ký hợp đồng với
tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn
điện tử làm dịch vụ chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế. Căn cứ hợp
đồng được ký kết, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có trách nhiệm chuyển dữ liệu
hóa đơn điện tử cho tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để tổ chức này gửi
tiếp đến cơ quan thuế.
4. Trường hợp Cổng thông
tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật chưa tiếp nhận được dữ liệu hóa
đơn điện tử không có mã, Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông
tin điện tử của Tổng cục Thuế. Trong thời gian này tổ chức, doanh nghiệp nêu
tại điểm a khoản 3 Điều này và tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử tạm
thời chưa chuyển dữ liệu hóa đơn không có mã đến cơ quan thuế. Trong vòng 2
ngày làm việc kể từ ngày Tổng cục Thuế có thông báo Cổng thông tin điện tử của
Tổng cục Thuế hoạt động trở lại bình thường, tổ chức, doanh nghiệp nêu tại điểm
a khoản 3 Điều này và tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử chuyển dữ liệu
hoá đơn đến cơ quan thuế. Việc gửi dữ liệu hóa đơn điện tử sau khi có thông báo
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gặp lỗi kỹ thuật không được xác định
là hành vi chậm gửi dữ liệu hóa đơn điện tử.
5. Người bán chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của hóa đơn điện tử đã lập
gửi cơ quan thuế, gửi tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Điều 17. Xử lý đối với
hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập
1. Trường hợp hóa đơn
điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót
thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót
về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác
không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót
và không phải lập lại hóa đơn. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ
quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số (04
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP).
b) Trường hợp có sai về
mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng
hoá không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa
thuận ghi rõ sai sót, người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn
điện tử đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập
có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa
đơn…số hóa đơn…, ngày… tháng… năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn
điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho
người mua. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cơ quan thuế
thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) và gửi dữ liệu hóa đơn điện tử mới
theo phương thức và thời gian nêu tại Điều 16 Thông tư này.
2. Trường hợp sau khi
nhận dữ liệu hóa đơn điện tử, cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có
sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 (Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) để người bán kiểm tra sai sót. Trong
thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán
thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) về việc hủy hóa đơn (nếu có). Nếu người bán thông
báo hủy hóa đơn điện tử đã lập thì người bán lập hóa đơn điện tử mới để gửi
người mua và gửi lại dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Nếu người bán không
thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về
sai sót của hóa đơn đã lập để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.
3. Cơ quan thuế thông
báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) cho người bán. Hóa đơn điện tử đã hủy không
có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG, QUẢN LÝ SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN
TỬ
Điều 18. Nguyên tắc xây
dựng, thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn điện
tử
1. Hệ thống thông tin về
hóa đơn điện tử phải được xây dựng và quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa
phương; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin.
2. Cơ sở dữ liệu hóa đơn
điện tử phải bảo đảm phục vụ kịp thời cho công tác quản lý thuế, quản lý khác
của nhà nước; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm tính an
toàn, bảo mật và an ninh quốc gia.
3. Các thông tin, dữ
liệu về hóa đơn điện tử được thu thập, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng
thường xuyên; đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan.
4. Việc xây dựng, quản
lý, khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu về hóa đơn phải đảm bảo tính
chính xác, khoa học, khách quan, kịp thời.
5. Cơ sở dữ liệu hóa đơn
điện tử được xây dựng và kết nối, chia sẻ trên môi trường điện tử phục vụ quản
lý, khai thác, cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu thuận tiện, hiệu quả.
6. Việc khai thác, sử
dụng thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử phải đảm bảo đúng mục đích, tuân theo
các quy định của pháp luật.
7. Cơ sở dữ liệu về hoá
đơn điện tử được kết nối và khai thác dựa trên quy chế phối hợp, trao đổi thông
tin với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương có liên
quan, giữa Trung ương với cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh với cấp huyện (nếu đáp ứng
điều kiện).
Điều 19. Xây dựng hạ
tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, vận hành,
khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử
1. Hạ tầng kỹ thuật công
nghệ thông tin hóa đơn điện tử bao gồm tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy
trạm), hệ thống đường truyền, thiết bị kết nối mạng, thiết bị (hoặc phần mềm)
an ninh an toàn mạng và cơ sở dữ liệu, thiết bị lưu trữ, thiết bị ngoại vi và
thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ.
2. Hệ thống phần mềm để
quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử gồm: hệ điều
hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng.
Điều 20. Xây dựng, thu thập,
xử lý và quản lý hệ thống thông tin về hóa đơn
1. Xây dựng hệ thống
thông tin về hóa đơn điện tử
a) Cơ sở dữ liệu hóa đơn
điện tử là tập hợp các dữ liệu hóa đơn điện tử được sắp xếp, tổ chức để truy
cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.
b) Cơ sở dữ liệu hóa đơn
điện tử được Tổng cục Thuế xây dựng phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện
tử Việt Nam và bao gồm các thành phần nội dung: đăng ký sử dụng thông tin,
thông báo hủy hóa đơn, thông tin về hóa đơn điện tử người bán có trách nhiệm
gửi cho cơ quan thuế; thông tin về khai thuế giá trị gia tăng liên quan đến hóa
đơn điện tử.
2. Thu nhập, cập nhật
thông tin về hóa đơn điện tử Thông tin về hóa đơn được thu thập dựa trên các
thông tin mà người bán có trách nhiệm gửi cho cơ quan thuế, thông tin từ các cơ
quan khác gửi đến có liên quan đến hóa đơn điện tử, thông tin thu được từ công
tác quản lý thuế của cơ quan thuế.
3. Xử lý thông tin về
hóa đơn điện tử Tổng cục Thuế có trách nhiệm xử lý thông tin, dữ liệu trước khi
được tích hợp và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu quốc gia để đảm bảo tính hợp lý,
thống nhất. Nội dung xử lý thông tin, dữ liệu gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá
việc tuân thủ quy định, quy trình trong việc thu thập thông tin, dữ liệu;
b) Kiểm tra, đánh giá về
cơ sở pháp lý, mức độ tin cậy của thông tin, dữ liệu;
c) Tổng hợp, sắp xếp,
phân loại thông tin, dữ liệu ph hợp với nội dung quy định;
d) Đối với các thông
tin, dữ liệu được cập nhật từ cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì cơ quan quản lý cơ
sở dữ liệu chuyên ngành đó có trách nhiệm đảm bảo về tính chính xác của thông
tin, dữ liệu.
4. Quản lý hệ thống
thông tin về hóa đơn điện tử Tổng cục Thuế có trách nhiệm quản lý hệ thống
thông tin về hóa đơn điện tử theo quy định sau:
a) Xây dựng, quản lý,
vận hành và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử và thực hiện dịch vụ
công về hóa đơn điện tử nếu cần thiết;
b) Tích hợp kết quả điều
tra và các dữ liệu, thông tin có liên quan đến hóa đơn điện tử do các Bộ,
ngành, cơ quan có liên quan cung cấp;
c) Hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát việc quản lý và khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử tại cơ
quan thuế địa phương;
d) Xây dựng và ban hành
quy định về phân quyền truy cập vào hệ thống thông tin hóa đơn điện tử; quản lý
việc kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành,
cơ quan Trung ương và địa phương;
đ) Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan xây dựng các phần mềm trong hệ thống thông tin hóa đơn
điện tử.
Điều 21. Trách nhiệm
chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu
1. Trách nhiệm chia sẻ,
kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 26
của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Việc cung cấp dữ liệu
hóa đơn điện tử, cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản
thực hiện theo định dạng dữ liệu chuẩn theo nguyên tắc hướng dẫn tại Điều 5 của
Thông tư này.
Điều 22. Tra cứu, cung
cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử Việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông
tin hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29 của Nghị
định số 119/2018/NĐ-CP.
CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
Điều 23. Điều kiện của
tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
1. Tổ chức cung cấp dịch
vụ hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Về chủ thể: Có kinh
nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi
dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể:
– Có tối thiểu 05 năm
hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
– Đã triển khai hệ
thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức.
– Đã triển khai hệ thống
trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc giữa các tổ
chức với nhau.
b) Về tài chính: Có cam
kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị
trên 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra
trong quá trình cung cấp dịch vụ.
c) Về nhân sự:
– Có tối thiểu 20 nhân
viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có
nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
– Có nhân viên kỹ thuật
thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần để duy trì
hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng
dịch vụ hóa đơn điện tử.
d) Về kỹ thuật:
– Có hệ thống thiết bị,
kỹ thuật, quy trình sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính theo quy định
tại mục d, khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
– Có hệ thống thiết bị,
kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính
tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố.
– Kết nối trao đổi dữ
liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu:
+ Kết nối với cơ quan
thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền
chính và 2 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 10
Mbps.
+ Sử dụng dịch vụ Web
(Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
+ Sử dụng giao thức SOAP
để đóng gói và truyền nhận dữ liệu
2. Hướng dẫn tại Khoản 1
Điều này áp dụng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ truyền, nhận dữ liệu hóa đơn
điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và tổ
chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
Điều 24. Lựa chọn tổ
chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Tổng cục Thuế căn cứ quy định tại Điều 23
Thông tư này thực hiện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử theo trình
tự quy định tại Điều 25 Thông tư này đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực
công nghệ thông tin đáp ứng đủ các điều kiện.
Điều 25. Trình tự ký hợp
đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử Việc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn
điện tử giữa Tổng cục Thuế và tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thực
hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính
phủ.
CHƯƠNG V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hiệu lực thi
hành
1. Thông tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2019.
2. Từ ngày Thông tư này
có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các văn bản của Bộ Tài
chính ban hành sau đây vẫn có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số
32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi
tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
b) Thông tư số 191/2010/TT-BTC
ngày 01 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải;
c) Thông tư số
39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung
bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC
ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính);
d) Quyết định số
1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí
điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Quyết định số
526/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc mở rộng
phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
đ) Quyết định số
2660/QĐ-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc gia
hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015;
e) Thông tư số
37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông
tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi,
bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số
26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính).
3. Từ ngày 01 tháng 11
năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh
doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông
tư này.
4. Từ ngày 01 tháng 11
năm 2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại Khoản 2 Điều này
hết hiệu lực thi hành.
Điều 27. Xử lý chuyển
tiếp
1. Việc xử lý chuyển
tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 36 của
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
2. Từ ngày 01 tháng 11
năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất,
cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đăng ký, sử dụng, tra cứu và
chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số
119/2018/NĐ-CP, trong khi cơ quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn
điện tử theo quy định Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông
tư này thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh
vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng
5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 và các văn bản
hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP.
3. Kể từ thời điểm doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử theo
quy định tại Thông tư này nếu phát hiện hóa đơn đã lập theo quy định tại Nghị
định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày
17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính mà
có sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai
sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ- CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới
(hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã) thay
thế cho hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai
sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng…
năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã
lập (theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số
04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài
chính) có sai sót, sau đó người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho hóa đơn
điện tử thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có
mã của cơ quan thuế).
4. Đối với tổ chức sự
nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đã sử dụng Phiếu
thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng. Trường hợp cơ quan
thuế thông báo chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu
tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) chưa
đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng Hóa đơn
kiêm Phiếu thu tiền hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP
ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của
Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện
chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia
tăng. Trường hợp đáp ứng các điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin thì tổ
chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đăng ký
sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã
của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 8, Điều 13 Thông tư này.
5. Trong quá trình thực
hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài
chính để nghiên cứu giải quyết./.
Công ty dịch vụ kế toánCAF chúc các bạn thành công.
Bài viết liên quan:
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Dịch vụ cung cấp hóa dơn điện tử Cyberbill
Báo giá hóa đơn điện tử Meinvoice
Dịch vụ kiểm toán uy tín tại Bình Dương
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Long An
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Bình Dương
Công ty dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Bình Dương
Công ty dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín
Dịch vụ lập hồ sơ giao dịch liên kết
Tags: Dịch vụ kiểm toán BCTC, Dịch vụ kiểm toán, Công ty kiểm toán uy tín, Dịch vụ kế toán, Dịch vụ thành lập công ty, Dịch vụ kiểm toán BCTC, Dịch vụ kiểm toán, Công ty kiểm toán uy tín, Dịch vụ kế toán, Dịch vụ thành lập công ty, Dịch vụ kiểm toán BCTC, Dịch vụ kiểm toán uy tín tại bình dương, Dịch vụ kiểm toán độc lập, Dich vu kiem toan doc lap, dich vu kiem toan, Dich vu kiem toan bao cao tai chinh.
No Comment