Hỏi: Công ty của bà Trịnh Nhi (TPHCM) có một khoản nợ thuộc trường hợp phải thu, đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BTC nhưng sau 3 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ.
Tuy nhiên, theo điểm b, khoản
4, Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC thì: Nợ phải thu không có khả năng thu hồi
quy định tại điểm a, khoản 4 điều này khi có đủ tài liệu chứng minh sau:
(1) Sổ kế toán, chứng từ;
(2) Đối với cá nhân: giấy
chứng tử, lệnh truy nã;
(3) Các hồ sơ, tài liệu chứng
minh khỏan nợ phải thu đã được trích lập 100%.
Các khoản nợ của Công ty bà
Nhi chủ yếu là đối với cá nhân, và đã được trích lập dự phòng 100% có đủ
tài liệu chứng minh khoản nợ theo nội dung (1), (3) nêu trên, khách hàng không
hợp tác trả nợ và khoản nợ này đã được trích lập gần 10 năm.
Bà Nhi hỏi, Công ty bà có được xử lý
tài chính đối với các khoản nợ này không khi không có giấy chứng tử, lệnh truy
nã… đối với “trường hợp đối với cá nhân” đã được quy định trong Điều 6 Thông tư
48/2019/TT-BTC?
Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:
Điểm a Khoản 4 Điều 6
Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 8/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích
lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu
tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây
dựng tại doanh nghiệp quy định:
“Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi
4. Xử lý tài chính các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi:
a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi là các khoản nợ phải thu đã
quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong những
trường hợp sau:
…- Đối tượng nợ là cá nhân đã chết hoặc đang bị các cơ quan
pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án.
– Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi
đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.
– Khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng theo quy định tại
gạch đầu dòng thứ 4 điểm a khoản 2 Điều này mà sau 03 năm tính từ thời điểm
doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi được nợ”.
Điểm b Khoản 4 Điều 6
Thông tư số 48/2019/TT-BTC quy định:
“b) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại điểm a khoản 4
Điều này khi có đủ các tài liệu chứng minh, cụ thể như sau:
– Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được
đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán
của doanh nghiệp như: hợp đồng kinh tế; khế ước vay nợ; cam kết nợ; bản thanh
lý hợp đồng (nếu có); đối chiếu công nợ (nếu có); văn bản đề nghị đối chiếu
công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận
của đơn vị chuyển phát); bảng kê công nợ và các chứng từ khác có liên quan.
– Trường hợp đối với tổ chức kinh tế:
+ Đối tượng nợ đã phá sản: có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản
doanh nghiệp theo Luật phá sản.
+ Đối tượng nợ đã ngừng hoạt động, giải thể: có văn bản xác nhận hoặc
thông báo bằng văn bản/thông báo trên trang điện tử chính thức của cơ quan
quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan
thuế quản lý trực tiếp về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động hoặc
giải thể; hoặc khoản nợ đã được doanh nghiệp, tổ chức khởi kiện ra tòa án theo
quy định, có bản án, quyết định của tòa và có ý kiến xác nhận của cơ quan thi
hành án về việc đối tượng nợ không có tài sản để thi hành án.
+ Đối với khoản nợ phải thu nhưng đối tượng nợ đã được cơ quan có thẩm
quyền quyết định cho xoá nợ theo quy định của pháp luật; khoản chênh lệch thiệt
hại được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bán nợ.
– Trường hợp đối với cá nhân:
+ Giấy chứng tử (bản sao chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc) hoặc xác
nhận của chính quyền địa phương đối với đối tượng nợ đã chết.
+ Lệnh truy nã; hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với đối tượng
nợ đã bỏ trốn; hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật về việc đối tượng nợ không
còn ở nơi cư trú đối với khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ
thông tin, truyền hình trả sau của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn
thông; hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án.
– Các hồ sơ, tài liệu chứng minh khoản nợ phải thu đã được trích lập
100% dự phòng theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm a khoản 2 Điều này mà
sau 03 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn
chưa thu hồi được nợ hoặc khoản nợ phải thu đã được trích lập 100% dự phòng
theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm b khoản 2 Điều này mà sau 01 năm
tính từ thời điểm doanh nghiệp trích lập đủ 100% dự phòng mà vẫn chưa thu hồi
được nợ”.
Đề nghị bà Trịnh Nhi
căn cứ theo quy định nêu trên để thực hiện.
Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) – 0971 373 146
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ
Bài viết liên quan:
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Dịch vụ lập hồ sơ giao dịch liên kết
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
Trung tâm đào tạo kế toán uy tín
Dịch vụ kiểm toán độc lập tại An Giang
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Long An
Dịch vụ kiểm toán BCTC tại Bình Dương
Dịch vụ kiểm toán BCTC tại Đồng Nai
Dịch vụ kiểm toán độc lập tại Bình Phước
Dịch vụ kiểm toán tại Tây Ninh
Công ty dịch vụ kế toán uy tín
Cách hạch toán mua hàng trả góp
Cách hạch toán hàng bán không qua kho
Quy định về hàng khuyến mãi quảng cáo
Cách hạch toán hàng bán trả chậm trả góp
Hạch toán các nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp 1 lần
Hạch toán nghiệp vụ bán hàng thông qua đại lý
Cách hạch toán hàng hết hạn sử dụng
Kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Cách hạch toán lương thưởng tháng 13
Hướng dẫn tính trợ cấp thai sản
So sánh cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Khung trích khấu hao tài sản cố định mới nhất
Thời gian trích khấu hao tscd mới nhất
No Comment