Chuyển giá là gì
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 20/2017/ NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với
doanh nghiệp có giao dịch liên kết;
Chuyển giá được hiểu là việc áp dụng các biện pháp chính
sách giá đối với hàng hóa, nhằm mục đích thay đổi giá trị vốn có của hàng hóa
hay dich vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong một tập đoàn
hay một nhóm liên kết không tuân theo mức giá đã quy định trên thị trường với mục
đích cuối cùng là giảm thiếu số tiền vốn phải nộp cho nhà nước.
Từ đó có thể hiểu chuyển giá là một hành vi vi phạm pháp luật do các chủ thể kinh doanh thực hiện.
Chuyển giá được dịch sang tiếng anh như sau: Transfer
pricing
Khái niệm về chuyển giá được dịch sang tiếng anh như sau:
Transfer pricing is understood as the application of price
policy measures to goods, for the purpose of changing the inherent value of
goods or services and assets transferred between members of a group or a group.
Affiliated groups do not follow the prescribed price in the market with the
ultimate aim of reducing the amount of capital payable to the state.
>>> Xem thêm: dịch vụ lập hồ sơ giao dịch liên kết
Các hình thức chuyển giá và các biện pháp ngăn chặn:
Thứ nhất, các hình thức chuyển giá
Chuyển giá chính là một trong các hoạt động đang được các doanh
nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp FDI khi được hỗ trợ các ưu đãi về thuế suất.
Chuyển giá là sự kết cấu về giá cả xuyên quốc giá và chỉ có thể thực hiện được
khi có cấu kết giữa các công ty độc lập giữa các quốc gia đấu tư và tiếp nhận đầu
tư để đưa ra mức giá hàng hóa, dịch vụ phù hợp thuận tiện cho hoạt động chuyển
giá nhằm tránh được cơ quan thuế đánh thuế thu nhập doanh nghiệp và tránh được
quy định về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…
Chuyển giá thông qua việc mua tài sản cố định hữu hình với
giá cao hơn so với thị trường khi nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật
liệu….để hỗ trợ quá trình sản xuất sản phẩm.
Đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến hiện nay, bởi lẽ
khi công ty thực hiện giao dịch cụ thể là mua hàng hóa, dịch vụ hay tài sản nào
đó của đối tác nằm ở những quốc gia, hay vùng đặc biệt mà tại đó thuế suất thấp
và thỏa thuận nâng giá thành sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cao hơn so với thị
trường để từ đó khi tiến hành kê khai thu nhập thì một lượng tiền khá lớn đã được
chi cho mục đích mua hàng hóa, tài sản hay dịch vụ và thu nhập còn lại sẽ thấp
hơn so với thực tế từ đó sẽ chỉ kê khai thuế phải nộp được giảm đi rất nhiều. Đây là một hiện tượng phổ biến nhất được các
doanh nghiệp lợi dụng để chuyển giá, một số hoạt động khác cũng được sử dụng
như kê khai khống chi phí quảng cáo, khuyến mại nhằm giảm mức lợi nhuận thấp nhất
hoặc có thể triệu tiêu lợi nhuận thực tế thu được.
Chuyển giá thông qua việc mua bán nguyên vật liệu sản xuất,
bán thành phẩm hoặc thành phẩm từ nước ngoài. Tại đây các doanh nghiệp có trụ sở
chính tại các nước có thuế suất cao sẽ thực hiện việc mua bán nguyên vật liệu với
giá cao ngất ngưỡng cho các công ty với mức giá thấp để giảm tối thiểu lợi nhuận
thu về và tiến hành kê khai thuế thấp.
Mục đích của hình thức này chính là việc một số công ty, tập
đoàn có trụ sở tại những quốc gia có thuế suất cao sẽ thực hiện mua bán nguyên vật liệu sản xuất, bán thành phẩm hoặc
thành phẩm với giá cao sau đó bán lại cho các công ty thành viên khác với giá
thấp hơn so với thực tế nhằm mục tiêu giảm thiếu tối đa lợi nhuận thu về và tiến
hành kê khai thuế thấp.
Một hình thức được các doanh nghiệp lựa chọn để chuyển giá
đó chính là sử dụng chi phí trả lãi tiền vay khi các doanh nghiệp này liên kết
với công ty mẹ chuyển giao hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất, máy móc thiết bị
vào Việt Nam nhưng lại không thể sản xuất được hàng hóa, sản phẩm hoặc chất lượng
chưa đạt yêu cầu cần và khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa, mất khá nhiều thời
gian để có bán hết được những sản phẩm này. Từ đó, công ty mẹ sẽ cho phép cho
trả chậm để sau khi bán sẽ trả, thời gian trả chậm đó phải có lãi và lãi này sẽ
được coi là chi phí trả tiền lãi vay. Khi doanh nghiệp kê khai thuế với cơ quan
nhà nước thì sẽ khai chi phí bán hàng đã sử dụng cho mục đích trả lãi cho doanh
nghiệp đang nợ lãi của công ty mẹ và phần lãi này sẽ được chuyển cho công ty mẹ.
>>> Xem thêm: Cách lập báo cáo chuyển giá
Thứ hai, các biện pháp ngăn chặn chuyển tiền
Việc chuyển giá của doanh nghiệp diễn ra trong nội bộ doanh
nghiệp và diễn ra rất âm thầm, phức tạp và nhiều thủ đoạn tin vi. Chính vì vậy
khó kiểm soát và phát hiện được hoạt động chuyển giá trong các giao dịch. Hoạt
động chuyển giá để trốn thuế không chủ ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước mà còn ảnh
hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp trong nước có ngành kinh doanh cùng loại.
Do đó, Nhà nước cần có nghiên cứu tổng kết các biểu hiện, các phương pháp, các
hình thức chuyển giá và đưa ra những biện pháp chặt chẽ, mạnh mẽ hơn.
Trước tiên, những biện pháp ngăn chặn chuyển tiền hiện nay
đa phần sẽ phụ thuộc vào những quy định của nhà nước. Pháp luật nước ta cần ban
hành những văn bản, quy phạm pháp luật chặt chẽ đối với những hành vi có dấu hiệu
chuyển tiền nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước. Một
số biện pháp mà Nhà nước có thể thực hiện để hạn chế việc chuyển giá là tại các
cửa hàng, doanh nghiệp lớn, các máy tính hệ thống bán hàng được nội với chi cục
thuế tại địa phương có trách nhiệm giám sát và quản lý hoạt động , phòng thuế một
cách thường xuyên và hiệu quả…Đây cũng là một biện pháp khá hiệu quả đã được thực
hiện tại một số quốc gia như Trung Quốc, Nga,…
Tiếp theo nên tăng cường hoạt động giám sát, nắm bắt kịp thời
tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty FDI đế sớm
phát hiện ra những hoạt động chuyển giá và ngăn chặn kịp thời. Bên cạnh đó,
chính là hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn cùng đạo đức của các cán bộ thuế
để tìm hiểu, đoán bắt và quản lý tốt các doanh nghiệp trong việc chuyển giá, trốn
thuế, tạo ra sân chơi lành mạnh, công bằng, bình đẳng cho các doanh nghiệp có
thể làm ăn chân chính và cạnh tranh lành mạnh với nhau. Việc nâng cao ý thức,
trách nhiệm của một người làm cán bộ trong cơ quan thuế là điều hết sức cần thiết
khi hiện nay tình trạng tham nhũng, lợi dụng chức quyền để trục lợi cho bản
thân rất nhiều. Đưa ra các biện pháp xử lý nghiêm hơn, cứng rắn hơn để tạo sự
răn đe đối với những hành vi sai lệch trong công tác quản lý.
Một yếu tố quan trọng không kém đó chính là ý thức chấp hành
quy định pháp luật của các doanh nghiệp, tập đoàn trong việc thực thi những văn
bản pháp luật.
Ngoài ra, cần áp dụng phương pháp định giá APA, một cơ chế thỏa thuận trước về xác định giá
Đây là một trong những biện pháp được sử dụng rộng rãi tại
các nước châu Âu và nhiều nước trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc,
Malaysia, Indonesia…Hiện nay, tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì cho
phép cơ quan thuế có thể được áp dụng APA.
Hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá cũng là một
biện pháp hết sức quan trọng. Việc củng cố lại cơ sở về quản lý hoạt động chuyển
giá, ban hành các văn bản Luật và văn bản hướng dẫn đầy đủ các phương pháp để
xác định được hành vi chuyển giá, nâng cao tính pháp lý của hoạt động chuyển
giá để có thể quy định các hình thức xử phạt mang tính răn đe cao hơn cũng như
các “ngưỡng an toàn” cho hoạt động chuyển giá tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp khi áp dụng nhưng cũng xử lý nghiêm chỉnh khi có vi phạm. Bên cạnh
đó, cần bổ sung các biện pháp mạnh mẽ nhất để ấn định số thuế trên doanh số khi
doanh nghiệp kê khai không hợp lý. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài sang Việt
Nam đầu tư không ở dạng tư cách pháp nhân có thể quy định mức thuế khoán hằng
năm hoặc từng dự án, từng kỳ để nhà đầu tư biết trước để đấu thầu. Và để hỗ trợ
chống chuyển giá được đề xuất là áp dụng là “thỏa thuận trước về giá giao dịch
liên kết. Thỏa thuận này được thiết lập trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan
thuế quan và doanh nghiệp đầu tư vào nước sở tại và có mối quan hệ liên kết các
doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, để có thể hạn chế được hoạt động chuyển giá diễn
ra lâu dài thì cần thiết lập cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định
giá theo nguyên tắc giá thị trường để chống chuyển giá. Đây cũng được xem là một
biện pháp hiệu quả cho quản lý chống chuyển giá bên cạnh thanh tra kiểm tra, vì
đây là một cách thỏa thuận giữa cơ quan thuế và người nộp thuế về phương pháp
xác định giá giao dịch, chỉ cần doanh nghiệp thực hiện giao dịch dưới giá đã
giao dịch trước đó thì cơ quan thuế sẽ phát hiện ngay.
Không những vậy, việc thu hẹp, điều chỉnh các ưu đãi thuế
cũng là một biện pháp có thể hạn chế phần nào hoạt động chuyển giá khi các
doanh nghiệp có sự so sánh về chênh lệch
thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia, chênh lệch này có thể rất lớn do áp
dụng những chế độ thuế suất ưu đãi và các ưu đãi khác như miễn, giảm thuể là tiền
để cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá.
Như vậy, hoạt động chuyển giá gây ra rất nhiều hệ lụy nguy
hiểm cho nền kinh tế của nước ta khi thủ đoạn chuyển giá ngày càng tinh vi và
việc quản lý của cơ quan nhà nước về thuế chưa thực sự hiệu quả. Chính vì, Đảng
và Nhà nước ta cần phải đưa ra những biện pháp mạnh tay hơn nữa để lợi ích quốc
gia không bị lợi dụng và trục lợi cho một số bộ phận cá nhân, từ đó gây ra sự bất
công, mất bình đẳng của các doanh nghiệp trong nước.
No Comment