Cán cân thanh toán là gì?
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép
những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một
thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân,
các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng
giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính,
và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường
là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước
tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi
sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước
được ghi vào bên tài sản có – Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1n_c%C3%A2n_thanh_to%C3%A1n
Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 16/2014/NĐ-CP có 06 nguyên tắc lập
cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam bao gồm:
(1). Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh
toán và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
(3). Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán là đồng đôla Mỹ
(USD).
(4). Tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá
bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ
báo cáo.
(5). Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực
hiện như sau:
a) Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND
so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và
thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;
b) Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực
hiện theo tỷ giá quy định tại Khoản 3 Điều này.
(6). Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi
quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.
(7) Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị
trường tại thời điểm giao dịch.
>>> Xem thêm: Các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay.
Các nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán quốc tế là gì?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 16/2014/NĐ-CP có quy định về cơ cấu,
nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán như sau:
Cơ cấu, nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán
1. Cán cân thanh toán bao gồm các hạng mục chính như sau:
a) Cán cân vãng lai bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người
cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động,
thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai được quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều
16 và Điều 17 của Nghị định này;
b) Cán cân vốn bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư
trú và người không cư trú về chuyển giao vốn được quy định tại Điều 18 của Nghị
định này và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính
phủ và khu vực tư nhân;
c) Cán cân tài chính bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người
cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch
phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền
gửi được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 của
Nghị định này;
d) Lỗi và sai sót là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân
vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể;
đ) Cán cân thanh toán tổng thể được xác định bằng thay đổi dự
trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.
2. Nội dung chi tiết của các hạng mục thuộc cán cân thanh
toán được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, các nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán quốc tế
là các hạng mục sau đây:
- Cán cân vãng lai bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người
cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động,
thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai được quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều
16 và Điều 17 Nghị định 16/2014/NĐ-CP;
- Cán cân vốn bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư
trú và người không cư trú về chuyển giao vốn được quy định tại Điều 18 Nghị định
16/2014/NĐ-CP và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực
Chính phủ và khu vực tư nhân;
- Cán cân tài chính bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người
cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch
phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền
gửi được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 Nghị
định 16/2014/NĐ-CP;
- Lỗi và sai sót là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân
vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể;
- Cán cân thanh toán tổng thể được xác định bằng thay đổi dự
trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.
Cách viết hóa đơn đầu ra đối với hàng hóa xuất khẩu.
Phương pháp thanh toán T/T trong thanh toán quốc tế là gì.
Phương thức giao chứng từ trả tiền trong thanh toán quốc tế.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN CAF
WEB: caf-global.com
No Comment