Không có quý nhân tự dưng phù trợ, cũng không có may mắn trên trời rơi xuống, tất cả đều là sự tích lũy của cuộc sống với 4 quy tắc nhân quả sau đây.
01. Thế giới là thung lũng trống và cuộc sống
là tiếng vọng
Bạn tạo ra loại âm thanh nào, bạn sẽ nghe thấy
loại âm thanh đó.
Bày tỏ lòng tốt với thế gian thì tự nhiên sẽ
gặt hái được quả tốt, còn cất lên tiếng ác thì chắc chắn sẽ chỉ nghe toàn điều
ác.
Vào thời Xuân Thu, nhà Tấn, phụ thân của Ngụy
Viên khi sắp qua đời, vốn định cho phép ái thiếp của mình là Tổ Cơ được về quê
tái giá, nhưng đến lúc bệnh tình nguy kịch thì đổi ý, yêu cầu phải tuẫn táng
theo quan tài.
Sau khi phụ thân qua đời, Ngụy Viên không nhẫn
tâm, vì thế âm thầm thả Tổ Cơ về quê cũ, không hề nhắc tới ý nguyện lúc lâm
chung của cha mình.
Sau đó trên chiến trường, Ngụy Viên và tướng
quân nước Tần là Đỗ Hồi đang kịch chiến với nhau, trong thời khắc nguy nan
nhất, ngựa của Đỗ Hồi bỗng bị tấn công. Ngụy Viên lợi dụng tình thế để nhanh
chóng chiếm thượng phong, bắt được tướng địch làm tù binh, đại thắng mà
về.
Sau đó, Ngụy Viên mới biết được, người đã giúp
mình trên chiến trường lúc đó chính là cha và anh của Tổ Cơ.
Đạo Phật nói: “Cái gì cũng không thể mang
theo, ngoại trừ nghiệp.”
Thiện ác hữu báo, nhân quả tương ứng. Những
điều tốt và xấu mà một người đã làm trong đời sẽ trở lại với chính họ dưới
nhiều hình thức khác nhau. Người trao yêu thương sẽ nhận lại phúc khí.
02. Cuộc đời giống như từ trường, niềm tin
chính là đặc tính
Bạn tin tưởng điều gì mới có thể thu hút điều
đó, cảnh do tâm tạo nên, vật do tâm thay đổi.
Trước kia, có một câu chuyện kể rằng: Hoàng đế
có một giấc mơ, trong mơ, ông ta thấy núi lở, sông khô và hoa tàn.
Sau khi tỉnh dậy, ông ta đã ngay lập tức kể
lại với hoàng hậu.
Hoàng hậu nói: "Không hay rồi, núi và
sông chính là giang sơn, núi lở sông khô cho thấy giang sơn của bệ hạ khó giữ,
hoa tàn chính là lòng người điêu đứng, chẳng được dài lâu!”
Khi hoàng đế nghe được điều này, ông ta suốt
ngày lo lắng tới nỗi ăn không ngon, ngủ không yên, đại sự quốc gia cũng không
còn tâm sức mà lo toan, sức khỏe thì xấu đi trông thấy.
Theo thời gian, quốc gia dần dần xuất hiện
những dấu hiệu bất ổn.
Lần này, ông triệu tập đại thần tâm phúc của
mình để giãi bày.
Ai ngờ đại thần nghe xong lại vui mừng nói:
“Bệ hạ, đây là điều tốt! Núi đổ tức là ngài vượt qua khó khăn, thiên hạ thái
bình. Sông cạn sẽ làm thân rồng hiện rõ, không lo nạn ngập úng khắp nơi. Hoa
tàn chính là thời điểm cây trái kết quả, mùa màng bội thu!”
Hoàng đế vừa nghe lời này, trong lòng lập tức
thấy hào khí mênh mông, tinh thần sáng láng, thân thể dần dần tốt lên, cũng có
động lực làm việc.
Ngay sau đó quốc gia trở lại yên bình.
Nhà tâm lý học Maslow từng nói: “Tinh thần
thay đổi thái độ, thái độ thay đổi thói quen, thói quen thay đổi tính cách,
tính cách thay đổi vận mệnh ”.
Vạn vật đều phản chiếu từ trái tim con người.
Bạn tin tưởng điều gì thì điều đó sớm muộn cũng sẽ tới.
Một người tin tưởng vào bản thân cuối cùng có
thể thành công tìm được chính mình.
Mọi người sẵn sàng tin vào sự ấm áp thì thế
gian mới có thể tràn ngập sự ấm áp.
03. Phúc đức là một con tàu, tài phú và địa vị
là trọng tải
Khi trọng tải vượt quá sức chịu đựng, con tàu
sẽ chìm dần. Tương ứng, khi phúc khí của bản thân không tương xứng với tài phú
và địa vị đang sở hữu, tai họa ắt tới gần.
Thời Ngũ đại thập quốc của Trung Quốc xưa, Lưu
hoàng hậu của Đường Trang Tông tham lam, dùng quyền lực của mình để thu tiền của
dân chúng.
Ngân khố không có tiền chi quân, mà của cải
hậu cung thì chất đống như núi.
Tể tướng đã nhiều lần phản đối, hy vọng Lưu
hoàng hậu có thể tạm thời cho quốc gia mượn tạm để nuôi quân nuôi dân, nhưng
hoàng hậu không đồng ý.
Sau đó, dân chúng lầm than, Lý Tự Nguyên tạo
phản, Hoàng đế bất tài bị mọi người vứt bỏ, thậm chí còn chết trong tay một
cung nhân. Lưu hoàng hậu ôm theo tài vật để chạy đến một ngôi chùa, muốn xuất
gia làm ni cô nhưng cuối cùng cũng không thể thoát khỏi cái chết.
Cho nên mới nói, phúc đức của một người phải
xứng đôi với tài phú và địa vị của người đó. Người có đức ắt có phúc, người
không có đức ắt gặp tai họa.
Đừng đòi hỏi quá nhiều, tu dưỡng tư cách đạo
đức chính là vận may lớn nhất của một người.
04. Cuộc sống là cán cân, bên trái là cho, bên
phải là nhận
Bạn cho đi một điểm sẽ nhận lại một điểm, bạn
trả giá rất nhiều sẽ gặt hái được rất nhiều. Một khi đã muốn có được điều gì
thì phải đưa ra sự nỗ lực tương xứng.
Không ai có thể đợi thành công từ trên trời
rơi xuống, đằng sau sự rực rỡ là muôn vàn gian nan.
Thời Nam Tống, Trương Cửu Thành thời kỳ còn là
một đệ tử, nghe theo lời khuyên của thầy dạy, ngày ngày chăm chỉ học tập và
luyện rèn. Mỗi ngày, từ khi trời vừa tảng sáng, Trương Cửu Thành đã dậy, đứng ở
cửa sổ để đọc sách. Thói quen này kiên trì suốt mười bốn năm.
Chờ tới khi ông rời đi, phiến đá bên cửa sổ đã
mài mòn thành hai dấu chân rõ rệt.
Vì có kiến thức uyên thâm, hiểu sâu từng đạo
lý, Trương Cửu Thành đã thành lập "Hoành phổ học phái", trở thành
danh sư nổi tiếng, tạo thành bao thế hệ cao đồ.
Cho nên, tổng kết lại, những thất bại của ngày
hôm nay đều là do quá khứ không chăm chỉ làm việc. Còn thành tựu trong tương
lai là do hiện tại ngày ngày nỗ lực.”
Đừng bao giờ ôm mộng “không làm mà hưởng”,
ngồi mát ăn bát vàng. Chỉ khi một người kiên trì bền bỉ, trả giá mồ hôi và công
sức thì cuối cùng mới có thể làm nên thành tựu.
Cán cân cuộc sống luôn có dao động, nhưng cuối
cùng, về bản chất, nó sẽ trở lại với trạng thái cân bằng giữa cho đi và nhận
lại.
Không có vận may trên trời rơi xuống, cũng
không có may mắn trời ban. Mỗi một bước tiến của chúng ta đều phải đạt được
bằng sự nỗ lực chăm chỉ thì mới bền vững trong lâu dài.
Mọi thứ đều có nhân quả, không ai có thể bỏ
qua.
Dương Mộc
Dịch vụ kế toán
Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ kế toán CAF
No Comment