Sau 9 tháng đầu năm, hiệu suất của quỹ ngoại đến từ Phần Lan âm 28,65%.
Pyn Elite Fund đã công bố báo cáo hoạt động tháng 9 với hiệu
suất âm 13,19%, qua đó ghi nhận mức thua lỗ tệ nhất 29 tháng kể từ tháng 3/2020
(âm 26,78%). Tính chung 9 tháng đầu năm, hiệu suất của quỹ ngoại đến từ Phần Lan
lại bị nới rộng lên mức âm 28,65%, chỉ thấp hơn đôi chút so với đà giảm của
VN-Index trong cùng thời kỳ (30,9%).
Pyn Elite Fund ghi nhận hiệu suất đầu tư “tệ” nhất 29 tháng,
quy mô danh mục giảm 1.400 tỷ đồng trong tháng 9 - Ảnh 1.
Pyn Elite Fund có mức thua lỗ nặng nhất 29 tháng
Theo Pyn Elite, tháng 9 tương đối khó khăn đối với thị trường
chứng khoán toàn cầu, chỉ số S&P 500 mất 9,3%, Dow Jones giảm 8,8% và MSCI
Asia ex Japan (EUR) -10,6%. Tương tự, VN-Index cũng đã giảm gần 12% trong tháng
9 do hiệu suất thấp của nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn, tiêu biểu là các đại diện
nhóm VN30 với mức điều chỉnh gần 12%. Đồng thời thanh khoản cũng rơi xuống mức
thức với giá trị giao dịch trên sàn HoSE giảm hơn 14% so với tháng 8 xuống còn
566 triệu USD.
Thị trường giảm trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
đã đi theo xu hướng chung khi quyết định tăng loạt lãi suất điều hành trong đó
mức lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam được tăng từ 4 lên 5%, Pyn Elite đánh giá
mức tăng là vừa phải. Ngoài ra, đồng Việt Nam cũng giảm 1,2% so với USD xuống
23.400 VND/USD.
Về tình hình vĩ mô, GDP của Việt Nam trong quý 3 đã tăng
13,7% so với cùng kỳ. Trong đó, công nghiệp và xây dựng tăng 13% và dịch vụ
tăng 18,9%. Các phân khúc tăng trưởng hàng đầu trong ngành dịch vụ: thực phẩm
và lưu trú tăng 172%, bán buôn và bán lẻ tăng 21%, vận tải và kho bãi tăng
28,8%.
Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2022 ghi nhận xuất
siêu 6,5 tỷ USD. Mỹ tiếp tục là đối tác xuất khẩu lớn nhất, tiếp theo là Trung
Quốc và EU. Mặt khác, tín hiệu tích cực khi CPI 9 tháng chỉ tăng 2,7% so với cùng
kỳ, chủ yếu do giá nhiên liệu giảm gần đây.
Tính tới cuối tháng 9/2022, quy mô danh mục Pyn Elite Fund đạt
hơn 393 triệu Euro (~9.196 tỷ đồng). So với tháng trước đó, quy mô danh mục của
quỹ đã giảm xấp xỉ 60 triệu Euro (hơn 1.400 tỷ đồng).
Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục vẫn là những cái tên quen
thuộc như VHM (tỷ trọng 17,1%), CTG (16,4%), VRE (10,2%), VEA (9,8%), TPB
(9,4%), ACV (9%)… Trong danh mục Pyn Elite Fund, CMG là cổ phiếu có biến động
tích cực nhất trong tháng 9 với mức tăng 6,8%, VRE tăng 1,1%. Chiều ngược lại,
NLG là cái tên tệ nhất danh mục trong tháng 9 với mức giảm đến 28%. Theo sau là
2 cổ phiếu KDH (-24,2%) và CTG (-17,9%).
Pyn Elite Fund ghi nhận hiệu suất đầu tư “tệ” nhất 29 tháng,
quy mô danh mục giảm 1.400 tỷ đồng trong tháng 9 - Ảnh 2.
Trong báo cáo, Pyn Elite Fund đánh giá cao triển vọng tăng
trưởng của VEA. Đây là doanh nghiệp khởi đầu là một công ty nhà nước sản xuất
máy nông nghiệp sau đó tham gia tích cực vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô.
VEA hiện có 13 công ty con và 8 công ty liên kết, đồng thời nắm giữ 30% cổ phần
của Honda, 25% Ford và 20% Toyota Việt Nam. Điều này đã mang lại hàng nghìn tỷ
đồng cổ tức mỗi năm và giúp VEA hưởng lợi từ tốc độ tăng trưởng doanh số bán ô
tô nhanh chóng cũng như vị thế dẫn đầu của Honda trên thị trường xe máy. Ngoài
ra chính sách cổ tức cũng là điểm cộng, năm 2022, công ty dự kiến trả cho cổ
đông khoảng 4.500 đồng/cổ phiếu, tương đương lợi suất khoảng 10%.
Tuệ Giang
Nhịp Sống Thị Trường
XEM THÊM:
https://getpocket.com/@c78d2pq2T9958gF5diA898bA91gfTf5179eF6bg5e6u9a6WdSXTS4J54A30PZ1bT?src=navbar
https://www.pearltrees.com/dichvuketoancaf
https://www.flickr.com/photos/dichvuketoancaf/
https://archive.org/details/@cac_tran?tab=uploads&sort=-week
https://www.quora.com/profile/D%E1%BB%8Bch-v%E1%BB%A5-k%E1%BA%BF-To%C3%A1n-CAF
http://www.pearltrees.com/dichvuketoancaf
No Comment